Hệ thống chữa cháy nhà bếp là một hệ thống tự động, được thiết kế để bảo vệ khu vực bếp cũng như các thiết bị bếp sử dụng gas, điện như bếp chiên, bếp nướng, chảo dầu mỡ,…
Tại Sao Nên Sử Dụng Hệ Thống Chữa Cháy Nhà Bếp Riêng Biệt?
Hệ thống chữa cháy nhà bếp
Trước khi xác định nên sử dụng giải pháp phòng cháy chữa cháy nào hay dùng hóa chất gì để chữa cháy cho khu vực nhà bếp thì chúng ta cần xác định được lớp đám cháy của khu vực thuộc vào loại lớp đám cháy gì thì mới có thể quyết định chính xác.
Theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Hoa Kỳ, 57% các vụ cháy nhà hàng bắt nguồn từ nhà bếp- nơi thường xuyên sử dụng các loại chất liệu dễ cháy như dầu mỡ- được xếp vào lớp cháy loại E.
Vậy với đám cháy lớp E, đâu là giải pháp PCCC tốt nhất?
Chữa Cháy Nhà Bếp Bằng Nước?
Các đám cháy dầu mỡ đặc biệt nguy hiểm vì chúng lan rộng khi có người dập lửa bằng nước.
Dầu mỡ nhẹ hơn nước nên khi dùng nước để chữa cháy, dầu mỡ sẽ nổi lên trên và được lan rộng hơn nhờ sự chảy của dòng nước. Ngọn lửa tiếp tục phản ứng với oxy nên đám cháy lại càng trở nên dữ dội hơn.
Chữa Cháy Nhà Bếp Bằng Hệ Thống Chữa Cháy Khí (FM200, Nitơ, CO2, Novec 1230, Aerosol)?
Hệ thống chữa cháy khí FM200
Hệ thống chữa cháy khí (FM200, Nitơ, CO2, Novec 1230, Aerosol) được thiết kế chữa cháy hiệu quả với điều kiện khu vực chữa cháy phải được đóng kín.
Không chỉ thế, đám cháy trong nhà bếp chủ yếu là đám cháy loại E (đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu nướng- theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4878: 2009), trong khi các hệ thống chữa cháy khí được khuyên dùng cho các đám cháy lớp A, B, C.
Chữa Cháy Nhà Bếp Bằng Bình Chữa Cháy, Chăn Chữa Cháy?
Bình chữa cháy hoặc chăn chữa cháy là những công cụ chữa cháy hiệu quả, nhưng tiếc rằng không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng. Khi có hỏa hoạn diễn ra, hầu hết mọi người đều cảm thấy khó khăn để có thể bình tĩnh và giải quyết các vấn đề đang phát sinh. Tuy nhiên, hệ thống chữa cháy nhà bếp có thể chứng minh được hiệu quả tuyệt vời của nó khi nó có thể hoạt động mà không cần đến sự can thiệp của con người. Nó có thể dễ dàng ngăn chặn đám cháy, không cho đám cháy lan rộng ra và dập tắt nó nhanh chóng.
Chữa Cháy Nhà Bếp Bằng Hóa Chất Chữa Cháy
Chữa cháy nhà bếp bằng hóa chất chữa cháy
Phần lớn các đám cháy trong nhà bếp là do chảo dầu gây ra và loại lửa này có thể được ngăn chặn bằng hệ thống chữa cháy nhà bếp bằng hóa chất. Chỉ một lượng nhỏ hóa chất là đã có thể ngăn chặn lửa và cắt đứt nguồn cung cấp oxy, nó sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại lớn nào cho các thiết bị nhà bếp của bạn.
Cơ Chế Chữa Cháy Của Hệ Thống Chữa Cháy Nhà Bếp
Hệ thống chữa cháy nhà bếp ngăn chặn hỏa hoạn bằng cách phun chất chống cháy chất lỏng có độ pH thấp vào khu vực được bảo vệ (bề mặt bếp, khu vực thông gió,…). Khi chất lỏng được phun lên đám cháy, nó làm mát bề mặt dầu mỡ và phản ứng lại với dầu mỡ nóng; sau quá trình xà phòng hóa, nó tạo thành một lớp bọt giống như bọt xà phòng trên bề mặt chất béo.
Lớp bọt này hoạt động như lớp cách nhiệt giữa dầu mỡ nóng và oxy (tác nhân quan trọng của sự cháy) từ đó dập tắt đám cháy.
Ưu Điểm Của Hệ Thống Chữa Cháy Nhà Bếp
Những lợi ích quan trọng nhất mà một hệ thống chữa cháy nhà bếp mang đến cho bạn bao gồm:
An Toàn Tuyệt Đối
Một hệ thống chữa cháy nhà bếp bằng hóa chất có thể được lắp đặt trong nhà bếp với hầu hết mọi kích cỡ và tính năng chữa cháy nhanh chóng khiến nó mang đến sự an toàn tuyệt đối.
Bảo Vệ Hiệu Quả
Hệ thống chữa cháy nhà bếp có thể phát hiện đám cháy một cách nhanh chóng và dễ dàng bao phủ căn phòng- nơi có hỏa hoạn chỉ trong vòng vài giây.
Thân Thiện Với Môi Trường
Các hệ thống chữa cháy nhà bếp bằng hóa chất sạch cực kỳ thân thiện với môi trường và không dẫn đến sự suy giảm tầng ozone.
Giảm Chi Phí Sửa Chữa Sau Cháy
Chi phí để lắp đặt hệ thống chữa cháy nhà bếp và làm sạch nhà bếp sau khi được chữa cháy bằng hệ thống thấp hơn nhiều so với chi phí được sử dụng để sửa chữa, thay mới các thiết bị bị thiệt hại sau một vụ hỏa hoạn không được chữa cháy kịp thời.
Các Thiết Bị Chính Trong Hệ Thống Chữa Cháy Nhà Bếp
Đầu phun hóa chất trong hệ thống chữa cháy nhà bếp
Các thiết bị chính trong một hệ thống chữa cháy nhà bếp bao gồm:
- Bình chứa hóa chất chữa cháy
- Đầu báo cháy để nhận biết hỏa hoạn
- Bộ phận điều khiển phun xả hóa chất khi xảy ra đám cháy gồm có hệ thống dây cáp thép không gỉ liên kết, cầu chì, bộ kích A+ control head, nút xả hóa chất bằng tay.
- Bộ phận xả gồm đầu phun, ống dẫn và vòi chữa cháy.
Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Chữa Cháy Nhà Bếp
Một hệ thống chữa cháy nhà bếp được kích hoạt với 2 chế độ: chế độ tự động và chế độ kích hoạt bằng tay.
Chế Độ Tự Động
Nhiệt độ trong các chụp hút sẽ tăng cao, khi đạt đến giới hạn nóng chảy của các đầu báo cháy, dây cầu chì sẽ bị đứt và kích hoạt mở van đầu bình hóa chất trong hệ thống chữa cháy, sau đó hóa chất sẽ được phun xả ra ngoài theo các ống dẫn đến các đầu phun và bao phủ các vật dụng cần bảo vệ và dập tắt đám cháy.
Kích Hoạt Bằng Tay
Khi những người hoạt động trong hoặc gần khu vực bếp phát hiện đám cháy, nhưng cầu chì của hệ thống chữa cháy chưa bị đứt do chưa đủ nhiệt độ kích hoạt mở van đầu bình hóa chất, thì những người này có thể nhấn nút xả hóa chất bằng tay thay vì đợi hệ thống tự kích hoạt để giảm thiểu sự thiệt hại về tài sản.
Hệ Thống Chữa Cháy Nhà Bếp Thường Được Lắp Đặt Ở Đâu?
Hệ thống chữa cháy nhà bếp thường được lắp đặt bên trong máy hút mùi phía trên của bếp hoặc môi nơi nào đó gần bếp. Nhìn chung, chúng không chiếm quá nhiều không gian và cũng rất khó để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Ngay cả khi bạn cảm thấy nhà bếp của mình quá nhỏ, thì bạn cũng không cần lo lắng về không gian lắp đặt hệ thống chữa cháy này. Thiết bị này được thiết kế để bảo vệ một loại các thiết bị nhà bếp như lò nướng, nồi chiên, xoong, chảo,… Tuy nhiên, đừng quên hỏi kỹ thuật viên- những người có thể cho bạn lời khuyên tốt nhất về nơi bạn cần cài đặt hệ thống chữa cháy.
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Và Lắp Đặt Hệ Thống Chữa Cháy Nhà Bếp
Sơ đồ hệ thống chữa cháy nhà bếp
Tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt hệ thống chữa cháy nhà bếp được tuân theo tiêu chuẩn NFPA 17A: 2002 với các yêu cầu cơ bản như sau:
- Tất cả các thành phần hệ thống cần được liệt kê, dán nhãn và cài đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Hệ thống chữa cháy hóa chất phải tuân theo tiêu chuẩn UL300.
- Các thiết bị nấu nướng, máy hút mùi và ống xả nhánh được kết nối trực tiếp với máy hút mùi phải được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy.
- Tất cả các vòi phun được sử dụng để bảo vệ nồi chiên phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn UL199E.
- Đường ống, ống xả phải được làm từ các vật liệu phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.
- Đường ống mạ kẽm không được phép sử dụng trừ khi nhà sản xuất liệt kê chúng trong thiết bị được dùng.
- Tất cả các hệ thống dây điện và thiết bị phải được lắp đặt theo tiêu chuẩn NFPA 70: 2008.
- Tất cả các bình chứa hóa chất chữa cháy phải được đặt ở nơi có thể kiểm tra, bảo trì.
- Tất cả các bình chứa hóa chất chữa cháy phải được đặt gần mối nguy hiểm, các khu vực mà chúng bảo vệ nhưng không phải nơi chúng có thể tiếp xúc với lửa hoặc vụ nổ khi có hỏa hoạn.
- Vòi phun hóa chất chữa cháy phải làm từ vật liệu không cháy, chống ăn mòn và phải được đánh dấu vĩnh viễn để nhận dạng.
- Tất cả các vòi phun phải có nắp hoặc các thiết bị phù hợp khác để có thể mở, đóng khi cần thiết.
- Vòi phun phải có bộ lọc bên trong hoặc bộ lọc ở ngay đầu nguồn của vòi phun.
- Hệ thống phải được kích hoạt bằng cả 2 cách tự động và thủ công.
- Thiết bị kích hoạt hệ thống chữa cháy thủ công phải được đặt tại hoặc gần cửa ra vào khu vực nhà bếp.
- Lệnh thao tác phải được cung cấp cho van thủ công.
- Hệ thống phải được kết nối với nguồn cung cấp nhiên liệu/ điện để hệ thống có thể tự động tắt cung cấp nhiên liệu/ điện cho các thiết bị nấu ăn.
- Việc cung cấp lại nhiên liệu/ điện cho các thiết bị nhà bếp phải được thực hiện thủ công.
- Nếu các thiết bị báo cháy được lắp đặt trong tòa nhà, việc kết nối với các thiết bị báo cháy sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn NFPA 72: 2007.
- Phải có chỉ báo âm thanh hoặc hình ảnh để nhận biết hệ thống đang sẵn sàng hoặc cần sạc lại.
- Phải có ít nhất một đầu dò nhiệt được lắp đặt trong mỗi ống xả.
- Các đầu dò phải được lắp đặt trên mỗi thiết bị nấu ăn theo danh sách của nhà sản xuất.
- Các đầu dò nhiệt dễ bị hỏng cũng phải được đặt tại mỗi kết nối ống dẫn đến ống thông thường.
Ansul- Hệ Thống Chữa Cháy Nhà Bếp Hàng Đầu Tại Việt Nam
Hệ thống chữa cháy nhà bếp Ansul
Ansul là một tập đoàn có trụ sở tại Marinette, Wisconsin, Mỹ chuyên sản xuất các hệ thống chữa cháy và đào tạo về chữa cháy. Từ khi được thành lập năm 1912 đến 1978, Ansul vẫn hoạt động như một công ty độc lập. Đến 1978, Ansul được mua lại bởi Wormald International, một công ty Úc; sau đó Wormald lại được mua lại bởi Tyco International vào năm 1990. Hiện nay, Ansul tồn tại như một thương hiệu của phân khúc các giải pháp phòng cháy, chữa cháy Tyco của Tyco International- một đơn vị trực thuộc Johnson Controls International.
Hệ thống chữa cháy nhà bếp Ansul kết hợp thiết kế linh hoạt với chất chữa cháy độ pH thấp Ansulex cực kỳ hiệu quả. Ansulex có khả năng nhanh chóng dập tắt ngọn lửa và làm mát các bề mặt nóng, đồng thời tạo ra một màng chắn giữa chất lỏng dễ cháy và khí oxy.
Hệ thống chữa cháy nhà bếp Ansul được thiết kế để bảo vệ các khu vực liên quan đến thiết bị thông gió, ống dẫn, ống thông hơi và bộ lọc. Nó cũng bảo vệ các thiết bị sử dụng trong nhà bếp và các dụng cụ nấu ăn như nồi chiên, vỉ nướng,….
Tìm hiểu: Hệ thống chữa cháy nhà bếp Ansul
Trên đây là những thông tin cơ bản về hệ thống chữa cháy nhà bếp. Đừng quên liên hệ với Phòng Cháy TACOTEK nếu bạn đang tìm hiểu về hệ thống chữa cháy nhà bếp, chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.