Sử dụng nước để chữa các đám cháy nào?
Nước là một chất chữa cháy luôn có sẵn và có thể sử dụng dễ dàng. Trong các sự cố cháy nổ thì nước cũng là một trong những chất chữa cháy được nghĩ đến đầu tiên nếu như khu vực đó không được trang bị bình chữa cháy. Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng nước để chữa cháy cũng có thể mang lại hiệu quả mà đôi khi nó còn phản tác dụng. Vậy nên sử dụng nước để chữa các đám cháy nào? Hãy cùng binhchauchay.org tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Sử dụng nước để chữa các đám cháy nào?
Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hirdro có công thức hóa học là H2O (H-O-H). Tác dụng chữa cháy chủ yếu của nước là khả năng làm lạnh đám cháy. Khi phun vào đám cháy nó hấp thụ nhiệt của vùng cháy và đám cháy, làm giảm nhiệt độ của chúng. Khi nhiệt độ này giảm xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy thì quá trình cháy sẽ ngừng và đám cháy sẽ được dập tắt.
Trong việc chữa cháy, nước được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Đối với các đám cháy vật liệu như gỗ, tre, rơm rạ, cốt ép, vải sợi,...nước được phun dưới dạng tia nước đặc hoặc tia nước phân tán.
- Đối với các đám cháy dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ có nhiệt độ sôi cao hơn 80 độ C, nước được phun dưới dạng sương mù
- Đối với đám cháy các thiết bị điện đã được cắt điện và khử điện lưu (nếu có), nước được phun dưới dạng tia nước đặc phân tán hoặc sương mù
- Đối với các đám cháy giếng phun dầu khí, nước được phun dưới dạng tia nước đặc
- Nước còn được để làm mát cán bộ chiến sĩ, cấu kiện xây dựng, pha chất tạo bọt để chữa cháy
Những loại lửa tuyệt đối không dùng nước tạt vào
- Không sử dụng nước tạt vào các đám cháy chất lỏng như xăng, dầu, hóa chất được đựng trong bồn, bể chứa vì có thể làm trào và bắn tung chất lỏng cháy ra ngoài khiến cho đám cháy lan rộng hơn. Thậm chí có thể văng vào người gây bỏng hoặc cháy quần áo nếu đứng quá gần.
- Không chữa cháy bằng nước đối với các vật nóng đỏ trong phòng kín vì việc phun nước vào có thể gây bỏng cho người chữa cháy bên trong do tạo thành hơi nước nóng mạnh đột ngột.
- Đối với các chất kim loại kiềm, kiềm thổ, axit sunphuaric, sử dụng nước chữa cháy có thể gây nổ do nước tác dụng với các hóa chất là kim loại kiềm dẫn đến giải phóng khí H2 có thể gây nổ. Do đó, không nên sử dụng nước cho các đám cháy loại này.
- Đối với các vật liệu có khả năng hút nước mạnh như nệm gòn, vải thì khi phun nước vào sẽ khiến trọng lượng của chúng tăng lên, có nguy cơ làm sập sàn nhà.
- Khi chữa cháy các đám cháy có Ti, TiO2 xúc tác cho phản ứng phân hủy giải phóng H2 có thể gây nổ: H2O -> H2 + O2
- Không sử dụng nước để chữa cháy cho đám cháy thiết bị điện nếu như nguồn điện chưa bị ngắt hoàn toàn hoặc khu vực đó vẫn còn khả năng tĩnh điện. Do khi phun nước có thể dẫn đến điện giật gây nguy hiểm cho người trực tiếp cầm lăng chữa cháy hoặc những người xung quanh nếu nước tràn nhiều dưới nền. Ngoài ra, nước cũng khiến cho các thiết bị điện, điện tử xung quanh khu vực cháy bị hư hỏng sau khi chữa cháy.
Mặc dù nước có nhiều công dụng chữa cháy và có sẵn ở hầu hết mọi nơi nhưng cũng cần thận trọng khi sử dụng chất chữa cháy này vì nó không thể dùng cho tất cả các loại đám cháy. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn biết được rõ hơn việc sử dụng nước để chữa các đám cháy nào cũng như những loại đám cháy không được sử dụng nước. Qua đó, có thể nâng cao khả năng hiệu quả trong việc phòng cháy chữa cháy cho bản thân và những người xung quanh.